Ông Huỳnh Uy Dũng có đang dọa
chính quyền tỉnh Bình Dương hay không(?!). Chắc chắn là có. Ít nhất thì
ông cũng đang sử dụng chiêu bài gây sức ép về truyền thông đối với chính
quyền tỉnh Bình Dương.
Ông Huỳnh Uy Dũng có đang dọa chính quyền tỉnh Bình Dương hay không(?!). Chắc chắn là có. Ít nhất thì
ông cũng đang sử dụng chiêu bài gây sức ép về truyền thông đối với chính quyền tỉnh Bình Dương.
Thực hư việc khu du lịch Đại Nam sẽ đóng cửa
Đại Nam chưa đóng cửa: Bình Dương nhượng bộ
ông Dũng?
Dũng Lò vôi lên tiếng sau quyết định đóng cửa Đại Nam
Xem bài khác trên Vef.vn
Mấy ngày liền, dư luận cả nước (đặc biệt là tại phía Nam) xôn xao trước tuyên bố của
ông Huỳnh Uy Dũng - Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam (gọi tắt là Công ty Đại Nam), chủ đầu tư Khu du lịch Đại Nam (Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến) sẽ đóng cửa khu Du lịch Đại Nam với mục đích mà
ông đã nói với truyền thông: “Nếu tỉnh Bình Dương không thay đổi cách cư xử như hiện nay, tôi sẽ quyết định đóng cửa Khu du lịch Đại Nam và dần dần sẽ là các hoạt động khác của Công ty Đại Nam, để chờ đợi chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ”.
Khi
ông Huỳnh Uy Dũng nói điều này, dẫu muốn hay không cũng khiến tôi gợi nhớ đến phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại buổi hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” ngày 20/2/2011: “Bộ Tài chính không bỏ qua
doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho
doanh nghiệp, chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu
doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước”.
Ông Huỳnh Uy Dũng có đang dọa chính quyền tỉnh Bình Dương hay không(?!). Chắc chắn là có. Ít nhất thì
ông cũng đang sử dụng chiêu bài gây sức ép về truyền thông đối với chính quyền tỉnh Bình Dương.
“Tuần trăng mật” đã hết
Ông Huỳnh Uy Dũng là một
doanh nhân không hề xa lạ với dư luận. Có nhiều đồn đoán về
ông , tất nhiên là
sự đồn đoán không có cơ sở. Nhưng ở nước mình, không có quá nhiều
doanh nhân được khoác lên mình những giai thoại như
ông Huỳnh Uy Dũng. Vốn dĩ, trong chốn thương trường phải có thực lực thì mới có giai thoại. Ngoài là
doanh nhân,
ông Dũng còn là Đại biểu Quốc hội khóa X, thuộc Đoàn Đại biểu Bình Dương.
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là một khu du lịch rất quy mô của Việt Nam.
Bên cạnh đó,
ông Huỳnh Uy Dũng từng là
doanh nghiệp con cưng của tỉnh Bình Dương. Ông được UBND tỉnh Bình Dương tạo rất nhiều điều kiện để phục vụ cho công cuộc kinh
doanh của mình. Doanh nghiệp sống được thì tỉnh cũng có nhiều cái lợi, ít nhất là về mặt thuế, cơ sở hạ tầng, giải quyết nhu cầu lao động địa phương…Ông là chủ sở hữu của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, là chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN) Bình Dương gồm Sóng Thần 1, 2 và 3...
Khi mối quan hệ giữa
ông Huỳnh Uy Dũng và lãnh đạo tỉnh Bình Dương còn nồng thắm, tỉnh đã giao cho Công ty Đại Nam của
ông Dũng hơn 533,8 ha để đầu tư KCN Sóng Thần 3, trong đó có hơn 61,4 ha quy hoạch làm đất ở.
Tháng 7/2008, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 2089 cho phép Công ty Đại Nam được "thay đổi thời hạn sử dụng "đất ở" trong KCN Sóng Thần 3 từ
50 năm sang "lâu dài" đối với Công ty Đại Nam". Căn cứ theo quyết định này, S
ở T??i nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã cấp nhiều sổ đỏ cho Công ty Đại Nam. Từ đây, Công ty Đại Nam đã thực hiện góp vốn đầu tư với nhiều cá nhân và xin tách KCN Sóng Thần 3 thành hai dự án KCN và khu đô thị.
Thế nhưng, khi
ông Lê Thanh Cung lên làm lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương,
ông đã không cho phép
ông Huỳnh Uy Dũng thực hiện kế hoạch trên. Mâu thuẫn chính thức xuất phát từ đây.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn này là vào tháng 10/2013,
ông Huỳnh Uy Dũng chính thức có đơn tố cáo đích danh
ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng Chính phủ vì 3 lý do chính: "Thứ nhất, hành vi không thực hiện phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 mà pháp luật buộc phải thực hiện sau 30 ngày kể từ ngày
doanh nghiệp nộp hồ sơ; Thứ hai, hành vi không cho
doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hợp pháp dưới mọi hình thức, trái Điều 110 Luật Đất đai; Thứ ba, hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3 của UBND tỉnh Bình Dương". Lý do chính nhất để
ông Dũng tố cáo
ông Lê Thanh Cung đó là
ông Cung đã ký Quyết định “không cho phép chuyển nhượng đất ở trong KCN dưới bất kỳ hình thức nào”.
Lá đơn này như giọt nước làm tràn ly, khiến mối quan hệ nồng thắm giữa
doanh nhân Huỳnh Uy Dũng và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương trở nên nguội lạnh.
Nhận được đơn tố cáo của
ông Dũng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tiến hành điều tra và có Kết luận số 1549/KL-TTCP về vụ việc này vào tháng 7-2014. Quan điểm của TTCP,
ông Huỳnh Uy Dũng đã tố cáo nhầm người.
Ông Nguyễn Minh Giao, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận 1549/ KL-TTCP của TTCP ngày 4/7/2014, tỉnh Bình Dương đang tập trung xử lý 3 nội dung của kết luận. Theo đó, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2173/QĐ-UBND ngày 8/9/2014 về việc thu hồi Quyết định số 2089/ QĐ-UBND ngày 7/7/2008 của UBND tỉnh về việc cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất đối với Công ty Đại Nam mà
ông Huỳnh Uy Dũng khi đó là Tổng giám đốc.
"UBND tỉnh chỉ thu hồi quyết định chứ không thu hồi đất như một số phương tiện thông tin đại chúng đã nêu. Vì vậy, sẽ không có chuyện tổ chức thu hồi đất và bồi thường quyền sử dụng đất... ", lời của
ông Giao.
Vẫn theo
ông Nguyễn Minh Giao thì "Đối với việc làm rõ, xử lý việc phân lô bán nền tại KCN Sóng Thần 3 theo kết luận của TTCP, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Việc phúc tra kết luận của TTCP, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh Bình Dương chưa nhận được văn bản chỉ đạo nào của Chính phủ về việc tạm ngưng thực hiện các nội dung trong kết luận của TTCP".
Quyết định 2173 là gì(?!). Đó chính là quyết định nội dung thay đổi thời gian sử dụng đất ở của 61,23 ha trong KCN Sóng Thần 3 (Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) từ có thời hạn lâu dài sang
50 năm cho phù hợp.
Sau khi UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định này,
ông Huỳnh Uy Dũng tuyên bố sẽ đóng cửa Khu du lịch Đại Nam. Cũng theo
ông Dũng, chính quyền tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động o ép Công ty Đại Nam một cách rất bất thường.
Đó là việc cá nhân của
ông Huỳnh Uy Dũng
Khu du lịch Đại Nam của
ông Huỳnh Uy Dũng được xây dựng trên phần tổng diện tích đất rộng mênh mông là 711 ha (diện tích xây dựng thực là 450 ha), với số tiền đầu tư ước tính khoảng 6.000 tỉ đồng chia ra làm 2 giai đoạn để hoàn thiện công trình. Giai đoạn 1 hoàn tất và đưa vào hoạt động từ tháng 9-2007.
Khu du lịch Đại Nam hoạt động nhanh chóng thu hút được
sự quan tâm của
khách du lịch tại nhiều tỉnh, thành. Bởi bấy lâu, quanh đi quẩn lại
khách du lịch ở các vùng phụ cận với TP HCM chỉ biết đến Khu du lịch
Suối Tiên, Khu du lịch Đầm Sen. Ở Khu du lịch Đại Nam, đúng là cái gì
cũng có, từ chùa chiền cho đến khu trò chơi giải trí, rồi vườn thú lạ...
Trên thực tế, không phải Khu du lịch Đại Nam chưa từng gây tranh cãi về mô hình du lịch theo kiểu giả kim rất kỳ cục từ đài vàng lầu ngọc cho đến những áng thi ca do
ông Dũng ứng tác mà thành đều được khắc họa vào Đại Nam. Thế nhưng, không thể phủ nhận Khu du lịch Đại Nam đã thật
sự đi sau về trước, trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách.
Ông Huỳnh Uy Dũng có nói: "Thật
sự cả đời tôi rất tâm huyết đầu tư vào Khu du lịch Đại Nam không chỉ để kinh
doanh mà mong muốn có một nơi thờ tự thiêng liêng về mặt tâm linh cho con cháu đời sau có một nơi để tìm về. Từ lâu tôi đã tách khu đền thờ riêng để mở cửa miễn phí cho mọi người dân tìm đến dâng hương, lễ Phật. Còn khu kinh
doanh của khu du lịch, tôi cũng sẽ chia sẻ hết phần lợi nhuận để dành mổ tim cho trẻ em nghèo cả nước. Tôi không tìm kiếm lợi nhuận gì từ Đại Nam cả"…
Rõ ràng,
ông Huỳnh Uy Dũng được
sự hậu thuẫn đầy ưu ái của truyền thông đã chơi trò "lập lờ con đen" với UBND tỉnh Bình Dương. Ông trả lời phỏng vấn với ngụ ý chính quyền tỉnh Bình Dương đang ép
ông vào bước đường cùng, và đóng cửa Khu du lịch Đại Nam chính là cách phản ứng của
ông Huỳnh Uy Dũng. Và việc
ông Dũng đóng cửa khu du lịch này thì vài nghìn lao động ở đây sẽ mất việc, hàng chục nghìn trẻ em mắc bệnh tim sẽ không được giải phẫu miễn phí thông qua chính sách từ Khu du lịch Đại Nam, nguy cơ ngưng trệ có căn nguyên chính từ
sự "o ép của chính quyền" theo quan điểm cá nhân của
ông Huỳnh Uy Dũng.
Và đây không phải là lần đầu tiên
ông Dũng được nhiều cơ quan truyền thông đặc biệt ưu ái, dẫu cho vào năm 2001
ông Dũng cũng từng vướng vào những lùm xùm liên quan đến đất đai tại tỉnh Bình Dương và bị chính truyền thông lên tiếng phản ứng. Khi
ông Dũng mới gửi đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - Lê Thanh Cung, thì cũng là lúc rất ngẫu nhiên nhiều tờ báo đồng loạt có các bài viết theo dạng truy vấn về tài sản cá nhân của
ông Cung, từ nhà riêng cho đến vườn cao su...
Điều rất ngạc nhiên trong
sự vụ
ông Huỳnh Uy Dũng tuyên bố đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, nhiều cơ quan truyền thông lại vô tư viết kiểu "chính quyền ép
doanh nghiệp, hình
sự hóa vấn đề, có nhiều khuất tất hay cả vắt chanh bỏ vỏ"… Ông Huỳnh Uy Dũng không phải là cá nhân để ai muốn khuất tất thì khuất tất, ai muốn o ép thì o ép, chắc chắn là như vậy. Nhưng không hiểu sao, có nhiều bài viết vẫn cố lái dư luận theo một hướng khác đi như vậy?
Nhiều năm liền, tỉnh Bình Dương luôn là một trong những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn với hàng vạn
doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Thế nên, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết là rất đáng tiếc vì quyết định của
ông Huỳnh Uy Dũng vì mọi người mất chỗ vui chơi. Nhưng, xét về thuế thì tỉnh không có thiệt hại gì là hoàn toàn có cơ sở.
Rõ ràng, đây là quyết định cá nhân của
ông Dũng với tư cách là chủ
doanh nghiệp. Không thể bắt chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm vì hành động của cá nhân nào đó đối với khối tài sản hợp lý của cá nhân ấy.
Thiết nghĩ, không người tử tế nào lại lấy việc làm từ thiện của mình để gây áp lực và tranh thủ
sự ủng hộ của dư luận. Bởi, cái gốc của từ thiện chính là
sự thiện tâm
(Theo CAND)
Quả thờ bàn tay Phật: Hàng độc Việt Nam, đại gia chưa đến lượt
Vận hạn Cường đôla: Lùm xùm 'ly thân’, ôm nợ ngàn tỷ
Cô chủ 8X của tòa nhà châu Âu đẹp nhất Sài Gòn
Hải Dương: Đại gia xây biệt thự đón 'trụ sở nghìn tỷ'
Đại gia dựng nhà tre, trồng vườn chuối giữa Hà Nội
Người nước ngoài mua nhà: Chuyện tất yếu của hội nhập?
Chơi hụi online: Những 'con gà' dễ bị cho vào rọ
Gái xinh muốn xin việc phải 'cởi mở về tình dục'
Nguồn bài viết : Trò chơi điện tử