Là một trong những người từng góp sức để giúp Mark Zuckerberg xây dựng F
acebook, Chris Hughes mới đây đã có một bài viết kêu gọi “giải tán” F
acebook vì lo ngại những quyền lực vượt ngoài tầm kiểm soát của mạng xã hội này.
Trong một bài viết được đăng tải trên tờ báo The New York Times, Chris Hughes, một trong những nhà đồng sáng lập F
acebook đã khẳng định đã đến lúc “giải tán” mạng xã hội F
acebook, đồng thời kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) hủy bỏ thương vụ mà F
acebook đã mua lại Instagram và WhatsApp cách đây nhiều năm để tạo nên nhiều sự cạnh tranh hơn trên thị trường mạng xã hội.
Trong bài viết của mình, Hughes lập luận rằng F
acebook đã trở nên độc quyền và điều này đã hạn chế tính cạnh tranh và kìm hãm sự đổi mới. Người dùng không thể chuyển sang một mạng xã hội khác để thay thế F
acebook vì không có đối thủ cạnh tranh nào xứng tầm F
acebook đang tồn tại. Hughes cho biết từ năm 2011 không có thêm một mạng xã hội nào mới được thành lập và 84% doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội thuộc về F
acebook.
Là nhà đồng sáng lập F
acebook nhưng giờ đây Chris Hughes lo ngại F
acebook đã có quá nhiều quyền lực
Tuy nhiên Hughes cho rằng vấn đề của F
acebook không chỉ dừng lại ở việc độc quyền và làm mất đi tính cạnh tranh, mà theo nhà đồng sáng lập này chính là vì quyền lực mà mạng xã hội này đang nắm giữ. Hughes cho rằng hiện tại Mark Zuckerberg, “ông chủ” F
acebook” đang nắm giữ một quyền lực không thể kiểm soát và có tầ
m ảnh hưởng vượt xa bất kỳ ai khác trong chính phủ hoặc trong giới doanh nhân.
“Mark là một người tốt. Nhưng tôi tức giận vì sự tập trung vào tăng trưởng của anh ấy đã khiến Mark hy sinh sự an toàn và văn minh cho những cú kích chuột”, Hughes viết.
Theo Chris Hughes thì thuật toán của News Feed (dòng thời gian trên F
acebook) đưa ra các nội dung mà hàng trăm triệu người dùng F
acebook xem hàng ngày, nhưng không có các quy tắc để xác định nội dung nào được coi là chứa ngôn từ kích động và thù địch, không có sự giám sát dân chủ nào về các nội dung được hiển thị trên News Feed. Trong khi đó, Mark Zuckerg, với vai trò là Chủ tịch, CEO và là người nắm cổ phần lớn nhất tại F
acebook, có quyền quyết định các thuật toán hiển thị nội dung trên F
acebook mà không có ai kiểm soát quyền lực của Zuckerberg tại F
acebook.
Cũng theo Hughes, chính việc nắm giữ F
acebook, Instagram và WhatsApp, 3 nền tảng mạng xã hội và liên lạc lớn nhất hiện nay sẽ giúp cho Mark Zuckerberg có một quyền lực cực lớn.
“Tầ
m ảnh hường của Mark rất đáng kinh ngạc, vượt xa bất kỳ ai khác trong giới doanh nhân hoặc trong chính phủ, khi Mark nắm quyền kiểm soát ba nền tảng truyền thông cốt lõi - F
acebook, Instagram và WhatsApp, mà có hàng tỷ người sử dụng mỗi ngày”, Chris Hughes viết thêm. “Một mình Mark có thể quyết định cách cấu hình thuật toán F
acebook để xác định những gì người dùng nhìn thấy mỗi ngày trên News Feed của họ, những thiết lập bảo mật nào người dùng có thể sử dụng và cách thức các tin nhắn được gửi... Mark đặt ra các quy tắc về cách phân biệt lời nói bạo lực và gây kích động và anh ta có thể dập tắt các đối thủ cạnh tranh bằng cách mua lại hoặc sao chép các tính năng của nó”.
“Tôi đã thất vọng với chính mình và nhóm cộng sự đầu tiên của F
acebook vì không nghĩ nhiều đến việc các thuật toán của News Feed có thể làm thay đổi văn hóa của chúng ta, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và làm tăng quyền lực của cá
c nhà lãnh đạo quốc gia”, Chris Hughes chia sẻ thêm. “Và tôi lo lắng rằng Mark được bao quanh mình bởi một đội ngũ đang
củng cố niềm tin của anh ấy”.
Cùng với việc kêu gọi “giải tán” F
acebook, nhà đồng sáng lập Chris Hughes còn kêu gọi chính phủ Mỹ thành lập một cơ quan để chuyên giám sát các hãng công nghệ như F
acebook, mà theo Hughes cơ quan này sẽ có nhiệm vụ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đưa ra các quy định về cách thức F
acebook hoạt động.
Chris Hughes (giữa) chụp ảnh cùng hai đồng sáng lập F
acebook khác là Mark Zuckerberg (phải) và Dustin Moskovitz (trái)
Đáp trả lại lời kêu gọi “giải tán” từ chính người đã từng tạo ra mình, đại diện F
acebook cho biết hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp nhưng F
acebook không thể bị “giải tán” vì... đang quá thành công.
“F
acebook chấp nhận rằng đi đôi với thành công chính là trách nhiệm, nhưng bạn không thể thực thi trách nhiệm bằng cách kêu gọi giải tán một công ty thành công của Mỹ”, Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề về truyền thông toàn cầu của F
acebook cho biết.
Chris Hughes là nhân vật mới nhất trong số các doanh nhân và nhà lãnh đạo các hãng công nghệ nổi tiếng kêu gọi một quy định chặt chẽ hơn để giám sát F
acebook và các nền tảng mạng xã hội khác. Hiện tại nhiều quốc gia cũng đang gấp rút đưa ra các biện pháp để kiểm soát F
acebook hiệu quả hơn sau hàng loạt vụ bê bối làm lộ thông tin của người dùng cũng như phát tán thông tin sai lệch là
m ảnh hưởng đến kết quả bầu cử...
Sinh năm 1983, Chris Hughes là bạn ở chung phòng ký túc xá tại trường đại học Harvard với Mark Zuckerberg, cùng với Dustin Moskovitz, Andrew McCollum và Eduardo Saverin tạo nên mạng xã hội F
acebook.Trong thời gian đầu của mạng xã hội Faceb
ook, Hughes đóng vai trò thử nghiệm, đánh giá và đưa ra ý tưởng về các tính năng mới trên F
acebook. Khi F
acebook được mở rộng ra toàn cầu, Hughes trở thành người phát ngôn viên chính thức của mạng xã hội này.Thay vì bỏ học để tập trung vào F
acebook như Mark Zuckerberg, Hughes đã hoàn thành nốt việc học của mình tại trường Harvard và quay trở lại làm việc tại F
acebook sau khi đã tốt nghiệp.Năm 2007, Hughes rời bỏ F
acebook để tham gia chiến dịch tranh cử của tổng thống Barack Obama (năm 2008). Hiện Hughes là nhà sáng lập của nhiều dự án hoạt động vì cộng đồng.
Theo Dantri
F
acebook dùng dữ liệu cá nhân người dùng để dạy AI cách phân loại bài viết
Một báo cáo mới đây cho thấy mạng xã hội F
acebook đang cho phép nhân viên của mình truy cập vào các bài viết cá nhân trên F
acebook và Instagram để gắn nhãn cho hệ thống AI.
Nguồn bài viết : Casino Phú Quốc