Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam tại makeinvietnam.mic.gov.vn vừa được công bố. Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời bức tranh toàn cảnh về ngành, hệ thống sẽ hỗ trợ quản lý và thúc đẩy phát tr
iển công nghiệp ICT Việt Nam.
Hệ thống hỗ trợ quản lý, thúc đẩy phát tr
iển công nghiệp ICT Việt Nam
Trong khuôn khổ buổi họp báo phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” diễn ra hôm nay, ngày 18/6, Bộ TT&TT cũng đã chính thức công bố hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam.
Được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 6 điểm cầu tại Bộ TT&TT và các Sở TT&TT tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Phó Chủ t?
??ch VCCI Hoàng Quang Phòng thực hiện nghi thức phát động giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam" 2021 và công bố cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Viet Nam.
Có địa chỉ tại makeinvietnam.mic.gov.vn, hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam sẽ gắn liền với giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” nhằm mục đích hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát tr
iển các sản phẩm Make in Vietnam.
Trong tuyên bố phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam”, Thứ trưởng Phan Tâm n
hấn mạnh, phát tr
iển sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam chính là con đường để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ cả công nghệ và sản phẩm, đi cùng nhịp với các cường quốc trên thế giới trong nghiên cứu, phát tr
iển và ứng dụng công nghệ số mới để đất nước Việt Nam sớm tự lập, tự cường.
“Đây cũng chính là chìa khóa để Việt Nam vươn lên thứ bậc cao trong chuỗi giá trị, bắt kịp các nước phát tr
iển cũng mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số”, Thứ trưởng chia sẻ.
Theo Vụ CNTT, Bộ TT&TT, trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát tr
iển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 15,27%/năm, trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông.
Năm 2020, số lượng doanh nghiệp ICT Việt Nam tăng trưởng hơn 28%, doanh thu đạt 123 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam công bố chính thức về định hướng phát tr
iển doanh nghiệp công nghệ số: Chiến lược Make in Vietnam. Đây là chủ trương, định hướng sáng tạo lớn, khơi dậy nội lực, khát vọng của đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 59.000 doanh nghiệp công nghệ số, hướng tới mục tiêu 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025 nhằm hình thành một hệ sinh thái doanh nghiệp
, sản phẩm ICT Make in Vietnam lớn mạnh và đa dạng, đóng góp chung vào sự phát tr
iển chung của nền kinh tế số, quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam được Bộ TT&TT xây dựng và vừa chính thức công bố tại địa chỉ makeinvietnam.mic.gov.vn là một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp ICT, với thông tin số liệu tổng hợp về doanh nghiệp
, sản phẩm, dịch vụ, việc làm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ICT nước nhà.
Kênh thông tin chính thức hỗ trợ doanh nghiệp ICT
Theo đại diện Vụ CNTT, giá trị cốt lõi của hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam là tạo nền tảng hỗ trợ việc quản lý và thúc đẩy phát tr
iển công nghiệp ICT Việt Nam; cung cấp bức tranh hiện trạng phát tr
iển công nghiệp ICT.
Hỗ trợ việc hoạch định, xây dựng chính sách; đồng thời kết nối, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp
, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam lớn mạnh phục vụ phát tr
iển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.
Với hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với cơ quan quản lý nhà nước hơn, nắm được các chính sách hỗ trợ nhanh hơn (Ảnh: H.Quân).
Hệ thống cũng là kênh thông tin chính thức hỗ trợ doanh nghiệp ICT, cho phép các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với cơ quan quản lý nhà nước hơn, nắm được các chính sách hỗ trợ nhanh hơn. Đồng thời, cũng là kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, công bố sản phẩm, dịch vụ ViBrand Make in Vietnam.
Được quản lý, khai thác bởi Bộ TT&TT, Sở TT&TT các tỉnh thành phố và các doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam được đánh giá mang lại nhiều giá trị cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Đó là, quản lý tổng thể, đồng bộ cơ sở dữ liệu quy mô toàn quốc về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam; cung cấp nguồn số liệu chính thống để thống kê, đánh giá, khai thác, sử dụng hiệu quả cho công tác quản lý và thúc đẩy của ngành.
Bên cạnh đó, tăng cường khả năng cung cấp thông tin về chính sách phát tr
iển của ngành tới doanh nghiệp; hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm thông tin chính xác, nhanh chóng; đưa ra các báo cáo thống kê phục vụ yêu cầu quản lý và khai thác thông tin; công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp
, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ giải quyết bài toán Việt Nam phát tr
iển kinh tế đất nước.
Cũng tại trang makeinvietnam.mic.gov.vn, doanh nghiệp có thể truy cập hồ sơ doanh nghiệp của mình trực tuyến; c?
?p nh???t các sản phẩm, dịch vụ số của doanh nghiệp mình; tìm kiếm các doanh nghiệp liên quan đến nhau trong chuỗi sản xuất kinh doanh để thúc đẩy khả năng khai thác đối tác trong phát tr
iển sản phẩm; và thực hiện quyền c?
?p nh???t về dịch vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ICT trực tuyến.
Đại diện Vụ CNTT n
hấn mạnh, hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
“Về hướng phát tr
iển tiếp, sẽ hình thành hệ thống quản lý và thúc đẩy phát tr
iển công nghiệp công nghệ số quốc gia, góp phần hỗ trợ thực hiện sứ mệnh phát tr
iển các doanh nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Vietnam, đưa Việt Nam thành một quốc gia công nghệ và phát tr
iển bằng công nghệ số”, đại diện Vụ CNTT cho hay.
Vân Anh
Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030
Tại Chỉ thị 01 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát tr
iển kinh tế số, đô thị thông minh, chính quyền điện tử...
Nguồn bài viết : Lập trình cờ bạc online